Hiện nay xu hướng nhảy việc của nhiều bạn trẻ mới ra trường ngày một tăng cao, nguyên nhân chủ yếu là các bạn cảm thấy môi trường không hợp với mình. Do đó, việc định hướng nghề nghiệp bản thân ngay từ bây giờ là điều thật sự cần thiết. Nhưng “Làm sao để bản thân có thể định hướng chính xác nghề nghiệp cho mình?” Kênh tin tức Kinh tế Hà Nội sẽ chia sẻ đến bạn những cách định hướng nghề nghiệp chính xác nhất. Từ đó giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho con đường sự nghiệp của mình sau này!
Tại sao cần phải định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho bản thân?
Định hướng ngành nghề trong tương lai là việc cần thiết nhưng không phải ai cũng thấy được tầm quan trọng mà nó mang lại. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn lý giải được câu hỏi “Tại sao cần phải hướng nghề nghiệp cho bản thân ngay từ bây giờ?”
Định hướng nghề nghiệp là gì?
Định hướng nghề nghiệp là quá trình tìm hiểu và xác định rõ hướng đi trong sự nghiệp của một cá nhân. Quá trình này dựa trên nhiều yếu tố khác nhau để có thể lựa chọn được ngành nghề mong muốn trong tương lai, cụ thể như:
- Kỹ năng, sở thích, đam mê, giá trị, điều kiện kinh tế,… của bản thân.
- Các yếu tố liên quan đến từng ngành nghề như: mức thu nhập, cơ hội việc làm sau này.
Mục tiêu của việc định hướng nghề nghiệp là giúp mọi người lựa chọn được công việc phù hợp cho bản thân để phát triển con đường sự nghiệp sau này của họ. Quá trình định hướng nghề nghiệp trong tương lai thường bắt đầu từ sớm:
- Giai đoạn bạn còn ngồi trong ghế nhà trường: học sinh, sinh viên
- Giai đoạn bạn mới bước chân vào thị trường lao động.
Ngoài ra, hướng nghiệp cho bản thân có thể sẽ thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào yếu tố cá nhân, xu hướng thị trường, ý kiến từ những người xung quanh tác động…
Tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp rõ ràng?
Việc định hướng nghề nghiệp bản thân rõ ràng đóng vai trò quan trọng trên con đường xác định và phát triển sự nghiệp của mỗi người. Cụ thể những lợi ích mà nó mang lại như sau:
- Cá nhân dễ dàng khoanh vùng phạm vi nghề nghiệp, điều này giúp bạn dễ dàng đưa ra sự lựa chọn ngành nghề mong muốn hướng đến phù hợp với bản thân.
- Bạn dễ dàng hình dung được mục tiêu nghề nghiệp, lúc này bạn sẽ có kế hoạch nghề nghiệp cụ thể để phát triển bản thân (kỹ năng, kinh nghiệm) để thành công với ngành nghề mà mình chọn.
- Giúp các bạn trẻ tránh được những rủi ro trong tương lai như: nhảy việc, làm trái nghề, bỏ nghề, làm nhiều nghề khác nhau…
- Tạo sự thỏa mãn cho bản thân: khi định hướng nghề nghiệp trong tương lai chính xác sẽ giúp bạn dễ dàng phát triển và thăng tiến sự nghiệp sau này. Đồng thời khi làm trong một môi trường mà mình yêu thích sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái và hài lòng với những gì mình chọn.
Cách định hướng nghề nghiệp chính xác cho bản thân
Dưới đây là một số bước để bạn có thể định hướng nghề nghiệp chính xác cho bản thân:
Tự khám phá bản thân
Đây là bước đầu tiên và khá quan trọng trong hành trình hướng nghiệp cho bản thân đạt hiệu quả nhất. Bao gồm các yếu tố như sau:
Phân tích sở thích và đam mê
Sở thích và đam mê là hai yếu tố giúp bạn có khả năng cao thành công trong công việc mình lựa chọn. Bởi khi được làm điều mình thích sẽ có sự quyết tâm cao hơn khi phải làm những công việc mình không thích.
Do đó, ngay từ bây giờ bạn cần tìm hiểu kỹ và phân tích rõ thực sự mình thích và đam mê lĩnh vực nào? Chẳng hạn như: bạn thích con số thì nghề kế toán sẽ hợp với bạn, hoặc bạn thích vẽ thì nghề thiết kế sẽ là lựa chọn hoàn hảo.
Đánh giá kỹ năng và năng lực cá nhân
Sau khi xác định rõ sở thích của mình là gì, tiếp theo bạn cần đánh giá năng lực của bản thân mình tới đâu. Và những điều này sẽ giúp bạn khoanh vùng những ngành nghề phù hợp nhất.
Trên hành trình định hướng nghề nghiệp, việc xem xét những giá trị và mục tiêu trong cuộc sống của bản thân là cực kỳ quan trọng giúp bạn định hướng rõ hướng đi và xác định nghề nghiệp nào sẽ phù hợp với mình. Do đó, bạn cần chọn ra giá trị của mình mà cảm thấy thoải mái để gìn giữ như: Cởi mở, Chính trực, Gia đình, Khắc kỷ…
Thực hiện các bài test tính cách
Việc làm bài kiểm tra trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp tương lai sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bản thân và xác định chính xác mục tiêu nghề nghiệp của cá nhân bạn. Một số bài trắc nghiệm định hướng ngành nghề phổ biến như:
- Trắc nghiệm tính cách MBTI giúp phân tích tính cách con người
- Mô hình đọc vị tính cách DISC
- Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp của Holland Code
Tìm hiểu về các ngành nghề và ngành học
Việc tìm hiểu kỹ các ngành nghề, ngành học cũng khá quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn những gì mình sẽ học về các cơ hội, yêu cầu công việc và triển vọng phát triển trong từng lĩnh vực. Cụ thể ở bước này bạn sẽ cần thực hiện các công việc như sau:
Khám phá danh sách các ngành nghề phổ biến
Bạn cần liệt kê danh sách những ngành nghề được đánh giá cao hiện nay và các ngành bạn đang yêu thích. Sau đó, phân tích xem những nghề nào sẽ phù hợp với kỹ năng và năng lực của bản thân bạn. Việc khám phá danh sách này sẽ giúp bạn chọn lọc được nghề nghiệp mà mình yêu thích một cách chính xác nhất.
Xem xét thông tin về mô tả công việc và nhu cầu thị trường
Thông qua internet bạn sẽ dễ dàng tìm thấy bản mô tả công việc của các ngành nghề hiện nay. Đồng thời bạn cũng cần đánh giá nhu cầu thị trường hiện tại đối với ngành đó như thế nào? Bạn cần đảm bảo những tiêu chí trong mô tả bạn có thể đáp ứng và việc làm đó hiện đang có nhiều cơ hội. Điều này sẽ đảm bảo việc định hướng nghề nghiệp bản thân bạn được thỏa mãn.
Tìm hiểu về ngành học và cơ hội phát triển trong ngành
Việc tìm hiểu rõ về ngành học sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ hội cũng như triển vọng phát triển ngành nghề đó trong lĩnh vực. Bạn cần xác định mục tiêu dài hạn để xem xét trong tương lai cơ hội sẽ như thế nào. Ngoài ra, việc tìm hiểu ngành học cũng giúp bạn biết nên bổ sung kiến thức và kỹ năng gì để có thể đáp ứng yêu cầu ngành đó.
Nhận lời tư vấn từ chuyên gia và người có kinh nghiệm
Tham khảo những ý kiến, lời khuyên từ các chuyên gia và người có kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được những thông tin bổ ích. Cụ thể như:
Tìm kiếm ý kiến từ những chuyên gia tư vấn nghề nghiệp
Những ý kiến từ các chuyên gia sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nghề bạn chọn, sẽ thấy được những ưu điểm và bất cập ở những ngành nghề đó, từ đó xem xét nghề đó có phù hợp với mình hay không. Và bạn có thể tìm kiếm ý kiến từ các buổi hướng nghiệp tại trường, hướng nghiệp việc làm, các buổi workshop, hội thảo…
Lắng nghe những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan tâm
Những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ thường đã trải qua nhiều thử thách và học được những bài học quý báu trong quá trình đó. Do đó, việc lắng nghe họ sẽ giúp bạn thể tiếp thu kiến thức, kỹ năng và cả những góc nhìn đa dạng về nghề nghiệp bạn quan tâm.
Những điều không nên làm khi định hướng nghề nghiệp
Bạn cần nắm những điều bên dưới đây nhằm tránh không nên làm để đảm bảo việc đưa ra quyết định của mình trong quá trình định hướng ngành nghề được chính xác nhất.
Nghe theo sự sắp đặt của gia đình
Bạn không nên để áp lực từ gia đình của mình vào trong hướng nghiệp của mình. Không nên từ bỏ/ quên đi những đam mê, sở thích, giá trị của bản thân để theo sự sắp đặt của người thân trong gia đình. Và việc định hướng nghề nghiệp của bản thân sẽ dựa trên sự tự nguyện từ chính bản thân bạn.
Vội vàng đưa ra quyết định
Không nên nhanh chóng đưa ra quyết định chọn nghề nghiệp mà không có sự xem xét kỹ lưỡng của bản thân. Điều này cũng sẽ dễ đưa bạn đến những điều không mong muốn xảy ra như cảm thấy nghề này không phù hợp với sở thích của cá nhân, kiến thức quá nhiều bản thân không thể nhồi nhét… Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ các yếu tố để đảm bảo việc lựa chọn ngành học của mình là chính xác và phù hợp.
Chọn ngành nghề theo số đông
Có rất nhiều bạn trẻ thường chọn ngành nghề mình học theo số đông, theo bạn bè của mình mà không biết được rằng mình có thật sự phù hợp hay không. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ sở thích và kỹ năng của cá nhân mình để định hướng nghề nghiệp trong tương lai được rõ ràng.
Chỉ tập trung vào khung lương
Thu nhập luôn là yếu tố quan trọng khi bạn chọn ngành nghề. Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn mặc nhiên chọn nghề chỉ theo khung lương mà không quan tâm công việc đó mình có thích hay phù hợp hay không. Nếu lựa phải ngành bạn không có hứng thú sẽ làm gián đoạn con đường phát triển sự nghiệp của mình sau này.
Quá áp lực bản thân
Đây là vấn đề khá nghiêm trọng, việc áp lực bản thân quá nhiều khi định hướng nghề nghiệp sẽ gây ra nhiều vấn đề về tâm lý và sức khỏe. Điều này cũng sẽ dẫn đến các lựa chọn nghề nghiệp không thực sự hợp lý. Do đó, bạn cần tìm hiểu rõ bản thân mình, không quá chèn ép việc phải làm được vào bản thân mà hãy tạo cảm giác thoải mái đón nhận.
Những việc cần làm sau khi đã có định hướng nghề nghiệp
Dưới đây là những việc bạn cần làm sau khi đã định hướng được nghề nghiệp tương lai cho bản thân:
Trang bị các kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp
Muốn thành công trong nghề nghiệp mà bạn chọn thì điều bạn cần làm tiếp theo là đầu tư kiến thức và kỹ năng cần thiết cho ngành nghề đó. Việc trang bị các kỹ năng cần thiết cho nghề mà bạn chọn sẽ giúp bạn tự tin hơn trong công việc sau này. Bạn có thể tham gia các khóa học hoặc có thể tham gia vào các hoạt động/ dự án thực tế để nâng cao năng lực của bản thân.
Tìm kiếm cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm thực tế
Khi đã có được định hướng nghề nghiệp phù hợp, bạn hãy tìm các cơ hội để có thể trải nghiệm thực tế các công việc liên quan đến nghề nghiệp mà bạn quan tâm. Quá trình này sẽ giúp bạn khám phá được bản thân và hiểu rõ hơn về tính chất công việc thực tế. Đồng thời xác định rõ là nó có phù hợp với những sở thích và kỹ năng của bản thân mình hay không.
7 ngành nghề hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai
Tìm hiểu qua xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở Việt Nam có thể nhận thấy ngay 7 ngành nghề đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Công nghệ thông tin
Tới thời điểm hiện tại, ngành công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển rất mạnh mẽ và dự kiến trong tương lai ngành này cũng sẽ không có dấu hiệu hết hot. Bởi, lĩnh vực công nghệ phát triển phần mềm vẫn đang thiếu hụt nhân sự và nhu cầu nguồn lực chất lượng vẫn gia tăng.
Khi định hướng nghề nghiệp ngành CNTT bạn sẽ có các lựa chọn việc làm như: lập trình viên, kỹ sư phần mềm, chuyên gia bảo mật thông tin, quản trị viên hệ thống, chuyên viên phát triển ứng dụng, quản lý dự án CNTT…
An ninh mạng
Đây cũng được đánh giá là ngành có đầy triển vọng trong tương lai, bởi nhu cầu nhân lực cho ngành An ninh mạng ngày càng gia tăng trong việc giúp bảo vệ thông tin và hệ thống mạng trước những mối đe dọa ngày càng phức tạp.
Khi học ngành An ninh mạng này, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm như: chuyên gia bảo mật mạng, chuyên gia phòng ngừa tấn công mạng, quản trị viên bảo mật hệ thống, chuyên gia phân tích mối đe dọa, kỹ sư an ninh mạng…
Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) là lĩnh vực công nghệ phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng ứng dụng rộng lớn trong nhiều ngành công nghiệp. Định hướng nghề nghiệp cho bạn khi học tập lĩnh vực này, bao gồm: nhà nghiên cứu & phát triển AI, Kỹ sư máy học, Chuyên gia phân tích dữ liệu, Nhà phát triển ứng dụng AI, Chuyên gia xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Chuyên gia Robot AI, Kỹ sư IoT và AI…
Kỹ thuật ô tô, cơ khí
Đây là sự lựa chọn phổ biến dành cho các bạn có niềm đam mê đến lĩnh vực ô tô và cơ khí. Ở ngành này cũng cho bạn nhiều lựa chọn nghề nghiệp như: kỹ sư ô tô, kỹ sư cơ khí, kỹ thuật viên ô tô, kỹ thuật viên cơ khí, chuyên gia phụ tùng ô tô, kỹ sư thử nghiệm và kiểm tra ô tô, kỹ sư quản lý chất lượng, kỹ sư thiết kế CAD…
Phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và sử dụng thông tin từ dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định và tối ưu hóa hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Một số nghề nghiệp phổ biến khi bạn định hướng nghề nghiệp trong ngành Phân tích dữ liệu như: Chuyên gia phân tích dữ liệu, Kỹ sư dữ liệu, Chuyên gia trích xuất và khai phá dữ liệu, Chuyên gia xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Chuyên gia thương mại điện tử…
Thẩm mỹ, Sức khỏe
Việc làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và cải thiện tinh thần cho bản thân không hề có xu hướng giảm. Do đó, thẩm mỹ – sức khỏe cũng được xem là ngành có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Bạn có thể lựa chọn nghề nghiệp phổ biến trong ngành này, bao gồm: Kỹ thuật viên làm đẹp, Kỹ thuật viên thẩm mỹ y khoa, Chuyên gia trang điểm, Chuyên gia làm tóc, Chuyên gia chăm sóc da, Chuyên gia massage…
Dịch vụ nhà hàng, khách sạn
Dịch vụ nhà hàng, khách sạn là lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển cho người theo học. Và nó cũng có nhiều nghề nghiệp cho bạn lựa chọn: Lễ tân khách sạn, Nhân viên phục vụ nhà hàng, Đầu bếp, Nhân viên pha chế, Quản lý nhà hàng khách sạn, Nhân viên đặt phòng, Nhân viên quầy Bar, Nhân viên buồng phòng, Nhân viên kinh doanh và tiếp thị,…
Ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cũng cần trau dồi kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian,… để đảm bảo bạn dễ dàng thành công trong ngành này.
Tóm lại, để thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng cần chọn các trường đại học chất lượng hoặc các chương trình đào tạo chuyên sâu về ngành học đó. Đồng thời, hãy tham gia vào các dự án thực tế và làm việc để giúp bạn tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng chuyên môn. Bên cạnh chuyên môn học, các bạn cũng cần luôn trau dồi kỹ năng tìm kiếm việc làm để dễ dàng có được công việc yêu thích ngay khi ra trường.
Định hướng nghề nghiệp phù hợp là một quá trình cần có thời gian và thật sự tỉ mỉ để có thể đưa ra quyết định chọn nghề nghiệp thích hợp cho bản thân. Với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn có thể tự định hướng được nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai. Từ đó, giúp bạn có cơ hội phát triển kỹ năng/ tài năng của mình để phục vụ cho công việc của mình được hiệu quả nhất.